Bệnh gout do rối loạn chuyển hóa nhân purin, nồng độ axit uric trong máu tăng cao gây lắng đọng các tinh thể urat tại các khớp, thường khớp ngón chân cái. Gout gồm bệnh gout cấp và gout mãn tính. Để xác định được tình trạng bệnh đang ở thể cấp hay mãn tính, thường căn cứ vào dấu hiệu, triệu chứng của bệnh.

Bệnh gout gồm bệnh gout cấp và gout mãn tính
Phân biệt bệnh gout cấp và gout mãn tính
Bệnh gout cấp
Những cơn đau gout cấp dữ dội thường xuất hiện đột ngột vào nửa đêm, ban ngày đỡ đau, kèm theo các triệu chứng mệt mỏi, sốt nhẹ, chỗ đau sưng, nóng, đỏ. Vị trí ở khớp chi dưới, đặc biệt là khớp ngón chân cái, khớp cổ chân,…
Bệnh gout cấp có thể tự phát khi ăn nhiều chất đạm như thịt chó, nội tạng động vật, uống nhiều bia rượu, chấn thương, hoặc dùng thuốc lợi tiểu, thuốc aspirin.
Cơn đau gout cực kỳ nhạy cảm với colchicin, có thể hết đau hoàn toàn sau 48h.
Mỗi một đợt viêm khớp sẽ tự khỏi sau 1 – 2 tuần, không để lại di chứng nhưng dễ tái phát.
Chú ý: Có một số bệnh nhân gout có thể xuất hiện các dấu hiện trước khi xảy ra cơn gout cấp như đau đầu, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, táo bón, rối loạn tiết niệu, tê bì ngón chân cái, khó cử động chi dưới,…

Bệnh gout mãn tính gây ra các hạt tophi
Bệnh gout mãn tính
Sau mỗi đợt gout cấp kết thúc, những khớp bị tổn thương hầu như không có dấu hiệu gì nhưng các tinh thể urat tiếp tục lắng đọng. Sau một thời gian dài, 10 – 20 năm, bệnh gout cấp tiến triển thành gout mãn tính. Bệnh gout mãn tính rất khó chữa khỏi.
Dấu hiệu là xuất hiện những hạt tophi do muối urat sodium kết tủa liên kết nhiều năm tạo thành các khối dưới da. Những hạt tophi này gây biến dạng, hạn chế vận động cho bệnh nhân gout. Ngoài ra còn kèm theo bệnh khớp mãn tính do muối urat gây đau, cứng khớp, biến dạng, các bệnh thận do gút như suy thận, sỏi urat.
Join the Discussion!