Bệnh gout và bệnh giả gout thường gây sự nhầm lẫn dẫn đến việc điều trị sai bệnh. Làm thế nào để xác định được bệnh gout hay giả gout. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt bệnh gout và bệnh giả gout.

Bệnh gout
Nhận biết bệnh gout và bệnh giả gout
Cả hai bệnh đều có dấu hiệu tương tự nhau đó là đều gây cơn viêm khớp cấp tính và gây đau dữ dội. Tuy nhiên 2 bệnh này cũng có những sự khác nhau nhất định qua các dấu hiệu, nguồn gốc, nguyên nhân gây bệnh,….
Dấu hiệu nhận biết bệnh
Bệnh gout: Bệnh gout thường xuất hiện ở các khớp ngón chân, ngón tay cái, ngoài ra còn xuất hiện ở mu bàn chân, cổ chân, cẳng tay, khuỷu tay. Đối tượng thường hay mắc bệnh là nam giới trong độ tuổi 30 – 40 tuổi và phụ nữ sau tuổi mãn kinh.
Bệnh giả gout: xảy ra ở khớp gối và những khớp lớn trong cơ thể, rất hiếm khi xuất hiện ở các khớp ngó tay, ngón chân, bệnh xuất hiện ở cả nam và nữ, độ tuổi thường mắc bệnh trên 65 tuổi.
Tinh thể gây viêm khớp
Bệnh gout do rối loạn chuyển hóa purin, lượng acid uric trong máu tăng cao không được đào thải ra bên ngoài cơ thể dẫn đến kết tủa lắng đọng tinh thể urat, tạo các tinh thể hình kim tại các khớp.
Bệnh giả gout do sự lắng đọng của các tinh thể muối calcium pyrophosphate dehydrate tại các khớp, các tinh thể hình thoi.

Các tinh thể hình kim gây bệnh gout
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây gout là do lượng đạm đưa vào cơ thể quá nhiều, bia rượu nhiều, rối loạn chuyển hóa purin,… dẫn đến hàm lượng acid uric trong cơ thể.
Bệnh giả gout nguyên nhân là do sự lắng đọng muối canxi tại các khớp. Bệnh giả gout thường đi kèm các bệnh như nhiễm sắc tố sắt, đái tháo đường, cường cận giáp trạng, bệnh Wilson,…
Thời gian xuất hiện cơn đau
Những cơn đau do bệnh gout thường xuất hiện đột ngột về đêm, sưng đau dữ dội trong khoảng thời gian 12 – 24 giờ.
Bệnh giả gout đau từ từ trong nhiều ngày và mức độ không nặng như cơn đau gout.
Điều trị bệnh
Thuốc trị bệnh gout là colchicine và các thuốc giảm đau NSAID. Thuốc trị bệnh giả gout là thuốc giảm đau NSAID và corticoid.
Ngoài sử dụng thuốc, người mắc bệnh gout nên điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý, khoa học để giúp điều trị bệnh gout được hiệu quả hơn.
Nếu người bệnh không muốn sử dụng thuốc tránh tác dụng phụ thì không nên bỏ qua bài này: Bí quyết chữa bệnh gout vô cùng đơn giản ít ai biết
Join the Discussion!