Thuốc Tây chữa bệnh gout được bày bán khá rộng rãi và là lựa chọn của rất nhiều người bệnh bởi chúng tác dụng tức thì, các triệu chứng của bệnh giảm ngay chỉ sau vài tiếng sử dụng thuốc. Tuy nhiên đây lại không phải là cách giúp chữa dứt điểm bệnh. Ngược lại, nếu lạm dụng chúng còn có thể gây ra những tác dụng phụ đáng tiếc. Cùng tìm hiểu điều gì sẽ xảy ra khi bạn điều trị gout bằng thuốc tây bừa bãi nhé.
Điểm danh 1 số loại thuốc tây thường dùng khi điều trị gout và tác dụng phụ của chúng
+ Colchicin: Thuốc thường dùng trong trường hợp bệnh nhân bị gout cấp. Tác dụng không mong muốn là buồn nôn, tiêu chảy, rụng tóc. Đặc biệt nếu người bệnh có tiền sử mắc các chứng liên quan đến dạ dày, thận, tim thì cần hết sức cảnh giác với loại thuốc này. Chỉ nên dùng khi cơn đau cấp tái phát, dùng lâu dài sẽ dẫn đến các căn bệnh về cơ.

Colchicin – thuốc phổ biến điều trị bệnh gout
+ Thuốc kháng viêm không steroid: Người bệnh suy thận hay có tiền sử mắc bệnh dạ dày thì tuyệt đối không dùng loại thuốc này
+ Thuốc dự phòng gout tái phát Allopurinol: Loại thuốc này nếu dùng quá liều có thể khiến người bệnh gout sốt cao, cơ thể mất nước trầm trọng, hoại tử gan, suy thận thậm chí là tử vong. Nếu dùng đúng liều lượng thì hiếm khi xảy ra những hiện tượng này, có chăng chỉ bị những cơn nhức đầu, sôi bụng thoáng qua.
>>> Vạch mặt những thủ phạm là nguyên nhân gây ra bệnh gout
+ Thuốc tiêm vào khớp corticoid: dạng thuốc này giúp cắt nhanh cơn đau khớp tuy nhiên cần hết sức lưu ý, nếu tiêm chệch ra ngoài, tiêm vào cơ, xương hay mạch máu thì có thể dẫn đến teo cơ, thậm chí mất chức năng vận động. Tốt nhất nếu có nhu cầu bạn hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để tiêm, tránh tự ý tiêm tại nhà.

Thuốc tiêm vào khớp corticoid
+ Nhóm thuốc thải acid uric: Sở dĩ có sự xuất hiện của bệnh gout là do nồng độ acid uric trong cơ thể người bệnh quá cao. Việc tìm cách thải chúng ra ngoài là điều cần thiết. Nhóm thuốc tây phục vụ mục đích này bao gồm: sulphipyrazon, benzbromazon và probenecid. Chú ý khi dùng chúng hãy uống thật nhiều nước đồng thời không sử dụng với đối tượng đã mắc bệnh sỏi thận (nguyên nhân chính gây thận ứ nước).

tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng bất kì loại thuốc nào
Như vậy, hầu hết các loại thuốc tây trị bệnh gout đều để lại ít nhiều tác dụng phụ nếu lạm dụng trong thời gian dài. Để tránh những ảnh hưởng tiêu cực này bạn nên:
- Dù với bất kỳ loại thuốc nào cũng hãy tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về sử dụng hay nghe người này người kia mách rồi ra hiệu thuốc mua về sử dụng. Vì có thể loại thuốc ấy thích hợp với người kia nhưng lại không hợp với bạn, lý do là bởi thể trạng và các bệnh lý kèm theo của mỗi người là khác nhau. Cần thăm khám chuyên khoa cụ thể, các bác sĩ sẽ tìm ra loại thuốc phù hợp với bạn.
- Đừng vì nóng vội muốn chữa bệnh nhanh mà dùng thuốc quá liều, điều này rất nguy hiểm thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
- Lượng thuốc có thể điều chỉnh tùy theo sự tăng – giảm của bệnh, cần thăm khám thường xuyên để biết điều này.
- Chọn mua thuốc của những cơ sở uy tín, có giấy phép rõ ràng.
Join the Discussion!